Khám phụ khoa là việc làm cần thiết và quan trọng với bất kỳ chị em phụ nữ , đặc biệt là những người bước vào độ tuổi sinh sản. Đặc biệt, có những “thời điểm vàng” chị em đặc biệt lưu ý cần phải đi khám để tránh “rước họa” vào thân.
Đi khám phụ khoa lúc nào tốt nhất?
1, Trước khi kết hôn
Nhiều phụ nữ trẻ không nhận thấy được tầm quan trọng của việc khám phụ khoa trước khi kết hôn. Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp bạn loại trừ các bệnh viêm nhiêm phụ khoa cũng như những bất thường ở bộ phận sinh sản, từ đó có thể tự tin để chuẩn bị cho cuộc sống vợ chồng viêm mãn, hạnh phúc. Đây cũng là bước chuẩn bị để có kế hoạch sinh em bé an toàn, khỏe mạnh, tránh những rủi ro không đáng có.
2, Trước khi mang thai
Phần lớn chị em chỉ quan tâm đi khám khi thấy trễ kinh, hoặc que thử có hai vạch mà không khám phụ khoa trước khi chuẩn bị mang thai. Việc khám phụ khoa trước khi mang thai là cách bảo vệ sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé.
Thông thường, thời kỳ mang thai là thời kỳ mà chị em dễ gặp phải các bệnh phụ khoa do nội tiết tố thay đổi, sức đề kháng giảm sút như: viêm âm đạo, sùi mào gà, nấm… những bệnh này sẽ gây ảnh hưởng, tác động đến thai nhi nếu không được điều trị. Do đó, chị em cần thiết phảic khám sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo an toàn, tránh những vấn đề đáng tiếc không mong muốn.
Những dấu hiệu bất thường như: ngứa ngáy, khó chịu, hay đau rát, ra máu giữa chu kỳ, huyết trắng có màu lạ, mùi hôi… đều cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa nào đó. Các bệnh viêm nhiễm không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gay biến chứng nguy hiểm như vô sinh, ung thư phụ khoa…
3, Bị đau sau khi quan hệ
Ngoài trường hợp đau và chảy máu ở lần đầu tiên quan hệ có thể do màng trinh bị rách. Tuy nhiên, nếu nếu cơn đau dữ dội, kéo dài đến vài ngày, thậm máu chảy nhiều đến bất thường và kéo dài thì cần đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay. Điều này có thể do cơ quan sinh dục có bất thường, như “đường vào” quá hẹp, màng trinh quá dày, co thắt âm đạo khi “yêu”…
Khám phụ khoa là khám những gì?
Khám phụ khoa tổng quát gồm: Tư vấn với bác sĩ, khám bên ngoài, khám âm đạo. Bệnh cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu chị em làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung) khi thấy dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư…
Ngoài ra, chị em cũng nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear) để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung từ năm 21 tuổi hoặc 3 năm sau khi có lần quan hệ đầu tiên. Mỗi năm sau đó xét nghiệm một lần để phát hiện bệnh.
Trước khi đi khám phụ khoa cần lưu ý gì?
1. Không nên đi khám phụ khoa những ngày “đèn đỏ” : Thời điểm này tử cung mở rộng, việc thăm khám sẽ khiến vi khuẩn dễ thâm nhập vào tử cung gây tổn thương đến nội mạc tử cung, ống dẫn trứng. Bên cạnh đó, máu kinh cũng ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm và bản thân chị em cũng cảm thấy không tự tin, thoải mái khi các bác sĩ thăm khám.
2. Kiêng quan hệ tình dục và không đặt âm đạo trước khi khám 1-2 ngày để tránh các tạp chất, tế bào bất thường và vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo, có thể ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán và phát hiện bệnh của bác sĩ.
3. Không thụt rửa âm đạo hoặc dùng dung dịch vệ sinh trong khoảng 3 ngày trước khi khám bởi nếu việc này sẽ rửa sạch các tế bào gây bệnh, khiến bác sĩ chẩn đoán sai bệnh.
4. Chuẩn bị tâm lý
Không nên quá lo lắng và tự tạo áp lực cho mình trước khi khám phụ khoa. Bởi đây thực chất là một cuộc kiểm tra khá nhẹ nhàng và không có gì đáng sợ.
Khám phụ khoa trước khi kết hôn và chuẩn bị mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé
5. Chuẩn bị sẵn những câu hỏi
Chắc hẳn trước khi đi khám, bạn có rất nhiều thắc mắc mong muốn được giải đáp. Tuy nhiên, khi đến gặp bác sĩ phụ khoa bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ. Để được giải đáp mọi băn khoăn, lo lắng và tránh lãng phí thời gian thì hãy ghi sẵn những điều muốn hỏi trước.
6. Chọn địa chỉ khám phụ khoa uy tín
Một địa chỉ khám phụ khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh chính xác, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bạn thay vì mất tiền bạc vào những nơi không đảm bảo an toàn, lại có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh khác…
Mai Ly