Nhờ các đề tài nghiên cứu với những thử nghiệm lâm sàng đã đem lại hiệu quả là một cơ sở căn cứ khoa học quan trọng để phát triển các sản phẩm từ Náng hoa trắng áp dụng nhiều trong điều trị u xơ, u nang vú, tử cung, buồng trứng ở nữ giới và tiền liệt tuyến ở nam giới.
- Cây náng hoa trắng
Cây có tên khoa học là Crinum asiaticum L. Thuộc họ Thủy Tiên.
Cây náng hoa trắng có hình dáng rất giống với Trinh nữ hoàng cung, song kích thước Thân, lá và củ cây náng lớn gấp 2-3 lần cây trinh nữ hoàng cung.
Cây Náng hoa trắng
Là một cây thuốc được sử dụng từ rất lâu trong dân gian với tên gọi Thập bát học sĩ, cây được ghi chép trong các cuốn sách y học cổ như cuốn: Các cây thuốc vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi, hay cuốn Bản thảo cương mục…
Cây náng hoa trắng thường mọc hoang ở những nơi có đất ẩm khắp các vùng từ Bắc chí Nam, ngoài ra cây còn được trồng để làm cảnh vì chúng có hoa khá đẹp, thường nở vào buổi chiều và ban đêm.
Lá và củ của cây Náng là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc. Dân gian thường chế biến Lá náng bằng cách phơi khô để dùng dần làm thuốc, ngoài ra một số trường hợp còn dùng cả lá tươi.
2. Nghiên cứu khoa học về công dụng của náng hoa trắng
Trong lá náng các nhà khoa học phát hiện được hoạt chất ancaloit. Năm 1963 giáo sư Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù đã tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học trong cây náng hoa trắng Việt Nam và đã phát hiện thành phần ancaloit trong lá, hoa và củ náng hoa trắng.
Nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã chứng minh trong Náng hoa trắng có chứa 32 loại ancaloids, trong đó một số ancaloids như lycorine có tác dụng chống sự phát triển của tế bào khối u, kháng khuẩn,… từ đó giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tăng cường sức khỏe, miễn dịch, đẩy lùi những rối loạn hormone ở nữ giới.
Từ năm 2001, Viện Dược liệu đã có các đề tài nghiên cứu, theo dõi về cây Náng hoa trắng cho thấy: Loài dược thảo này có khả năng sống ở nhiều điều kiện sinh thai khác nhau, chịu khô, chịu úng, thích ứng tốt vùng sinh thái cát ven biến từ Quảng Ninh vào đến Minh Hải.
Cùng trong thời gian này, Trần Bạch Dương và cộng sự đó nghiên cứu về alcaloid của Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) và Náng hoa trắng (Crinum asiaticum) đã phân lập được 12 alcaloid từ Trinh nữ hoàng cung và 6 alcaloid từ Náng hoa trắng. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát hoạt tính alcaloid toàn phần của Náng hoa trắng và Trinh nữ hoàng cung – đều thể hiện tính kháng khuẩn, kháng nấm và tác dụng ức chế rất mạnh 3 dòng tế bào ung thư người là Hep-G2, RD và FI. Trong một nghiên cứu khác, Phan Tống Sơn và cộng sự cũng đã công bố kết quả nghiên cứu các ancaloid từ cây Náng hoa trắng và xác định hàm lượng lycorin của loài này khá cao. Các tác giả này đã khảo sát hoạt tính sinh học và gây độc tế bào của ancaloid từ Náng hoa trắng.
Theo đó: Náng hoa trắng hơn hẳn Trinh nữ hoàng cung về năng suất thu nguyên liệu và hàm lượng alcaloid toàn phần cũng như hàm lượng lycorin. Biến động hàm lượng alcaloid theo vùng sinh thái thấp. Vì thế, cây Náng hoa trắng rất có lợi thế để phát triển vùng nguyên liệu. Náng hoa trắng có hàm lượng alcaloid toàn phần cao (Trung bình 0,97%), cao hơn Trinh nữ hoàng cung(TB 0,49% ) và Náng hoa đỏ (TB 0,56%). Thời gian thu dược liệu cho hàm lượng alcaloid toàn phần cao nhất vào tháng 6 trên cây chưa ra hoa. Các vùng sinh thái khác nhau, sơ bộ xác định chất lượng dược liệu không sai khác lớn (trên 70% số lượng mẫu hàm lượng hoạt chất tương tự nhau).
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả của Náng hoa trắng
Điều này được thử nghiệm in vivo trên chuột BDF-1 được cấy các tế bào LLC dưới da. Sau hai tuần điều trị, lycorine với liều 10mg/kg cho thấy có sự kháng ung thư, với tỷ lệ hạn chế ung thư là 80,5% vào ngày thứ 19. (Tỷ lệ hạn chế ung thư được tính bằng tỷ lệ phần trăm khối tế bào ung thư trung bình của nhóm được điều trị trong khối tế bào ung thư trung bình của nhóm được theo dõi)
Đã trải qua rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Tại nước ta ngoài công trình nghiên cứu của Giáo sư (Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù năm 1963). Năm 2008 tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu về cây thuốc này. Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với những bệnh nhân mắc u xơ, u nang ở các bộ phận phụ khoa chịu ảnh hưởng của hormone cả ở nam và nữ giới. Tác dụng trên có được là do trong cây náng hoa trắng có một hàm lượng rất lớn hoạt chất ancaloit vàlycorine, hàm lượng hoạt chất này lớn gấp 3 lần cây trinh nữ hoàng cung. Vì thế, Náng hoa trắng có thể được sử dụng thay thế dược liệu Trinh nữ hoàng cung để đạt được hiệu quả cao hơn trong điều trị u xơ, u nang phụ khoa (vú, tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến).
Nhờ các đề tài nghiên cứu với những thử nghiệm lâm sàng đã đem lại hiệu quả cao mà ngày nay Náng hoa trắng được áp dụng nhiều trong điều trị u xơ, u nang vú, tử cung, buồng trứng ở nữ giới và tiền liệt tuyến ở nam giới. Đây là một cơ sở căn cứ khoa học quan trọng, là tiền đề để phát triển các dòng sản phẩm có nguồn gốc từ cây náng hoa trắng với sự phối kết hợp cùng các vị thuốc Đông Y thành dạng viên nang với hàm lượng dược liệu cao để hỗ trợ điều trị u xơ u nang như: Náng hoa trắng 170mg,Tinh chất hạt lanh 5 mg, Dầu gấc 100mg, Bán chi liên 115 mg, Bạch hoa xạ thiệt thảo 230 mg, Bối mẫu 5 mg, Hương phụ 5 mg, Đương quy 5 mg, Xuyên khung 5 mg
Ngoài ra kinh nghiệm dân gian còn dùng lá náng hơ nóng để đắp vào những nơi bị bong gân, sai khớp giúp điều trị bong gân, sai khớp đau nhức mỏi xương khớp rất tốt.
Lấy 30g lá náng hoa trắng đun với 1 lít nước, lấy nước nguội đem rửa vùng bị trĩ ngoại. Làm liên tục 1 tuần, mỗi ngày rửa 1 lần sẽ có hiệu quả co búi trĩ rất tốt.
Theo Trần Thảo