U nang vú là gì?
U nang vú là túi chứa đầy dịch, dễ nhận thấy, giống một bọng nước lớn, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Chúng có hình dáng tròn hoặc bầu dục. Có một vài trường hợp u nang là một khối rắn chắc.
Độ tuổi: u nang phổ biến ở tuổi 30 -40, đầu 50 ( tiền mãn kinh). Ở tuổi mãn kinh, u nang thường ít xuất hiện, hoặc đã có mặt trong vú trước đó sẽ tự biến mất.
Mức độ nguy hiểm: Đa số các trường hợp u nang không nguy hiểm, không đau đớn. Tuy nhiên, một khi phát hiện được u nang trong cơ thể bạn vẫn phải tiến hành loại bỏ nó.
Các triệu chứng
- Đau ngực hoặc đau ở khu vực chứa u vú
- Tăng hoặc giảm kích thước vú
- Sờ thấy một u, mịn, mềm , cục dễ dàng di chuyển
Nguyên nhân: Mỗi bên ngực chứa 15 – 20 thùy ( tập hợp tuyến tiết sữa), cấu tạo giống như một bông hoa cúc. Hàng trăm ống dẫn sữa nhỏ sẽ quy tụ lại tại núm vú. Các tuyến thùy này có tác dụng sản xuất sữa trong thời kì mang thai và cho con bú.
U nang hình thành khi các mô liên kết khối ống dẫn sữa phát triển quá mức làm cho chúng trương lên với khối chất lỏng chứa trong mình. Khi u nang này quá lớn sẽ đè lên mô vú gần đó gây đau ngực hoặc khó chịu.
Tại sao u nang không nguy hiểm mà vẫn phải loại bỏ?
Có nhiều lí do nhưng quan trọng nhất là chúng ta cần chắc chắn khối u đó thực sự là u nang. Bạn không thể chắc chắn một khối u là u nang cho đến khi bạn tìm ra nó thực chất là gì? Chỉ khi tiến hành chọc hút dịch để xác định khối u, thì bạn mới khẳng định được đó là u nang hay không. Điều mà các bác sĩ lo ngại ở đây là: Nếu một khối u ác tính đang hình thành thì các u nang có thể che mờ khối u đó. Theo thời gian, khối u ác tính không được can thiệp sẽ di căn xa hủy hoại cơ quan khác trong cơ thể.
Thông thường một phụ nữ chỉ bị một hoặc hai nang trong cuộc đời, cũng có những trường hợp bị u nang nhiều lần trong đời. Một phụ nữ đã có nang thì họ sẽ có các nang này cho đến lúc mãn kinh. Nếu bệnh nhân bị tái phát nhiều lần, cứ từ 3-6 tháng phải đến bác sĩ để kiểm tra và kiểm soát. Việc chưa trị u nang vú tương đối đơn giản, nó chỉ được xem là tiểu phẫu. Chị em có thể hoàn toàn yên tâm, không lo lắng gì về cuộc phẫu thuật này. Rất nhiều chị em tự hỏi rằng: Làm gì để tránh ung thư vú? U nang hình thành do tương tác bên trong cơ thể, tuy nhiên chế độ sinh hoạt cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của nó.
Trước đây, người ta cho rằng chọc hút u nang là nguy hiểm vì trong quá trình chọc hút, tế bào ung thư có thể bị rò rỉ qua vết kim chọc. Điều này hoàn toàn không đúng,bởi bất cứ khối u nào cũng phải được tiến hành kiểm tra trước khi tiến hành bất cứ hoạt động điều trị nào. Điều mà các chuyên gia lo lắng là, bởi u nang không gây ung thư nên những phụ nữ cảm thấy một khối u rồi nhún vai bỏ qua vì nghĩ đó là u nang nhưng thực tế đó lại là một khối u ác tính. Điều này là một hiểm họa khó lường!
Ngày nay, các chuyên gia khuyến cáo, tất nhất mỗi người hãy chủ động phòng ngừa, phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Mỗi chị em phụ nữ nên chủ động khám vú định kì để phát hiện sớm nhất các khối u vú, quá trình hình thành ung thư và các rủi ro khác. Ngay từ khi còn trẻ, việc uống một số sản phẩm chức năng cũng là việc nên làm của mỗi chị em, thực phẩm chức năng không chỉ giúp chị em cân bằng nội tiết tố, mà còn ngăn ngừa hình thành khối u, hỗ trợ tốt với những bệnh nhân sau điều trị ung thư vú.
Theo Lan Ly